Suckhoedoisong.vn – Dự án này có tên DermalAbyss, là sự hợp tác giữa các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Trường Y Harvard, Mỹ nhằm thay thế mực xăm truyền thống bằng mực xăm cảm biến sinh học có khả năng thay đổi màu sắc khi độ pH, natri và lượng đường trong máu trong cơ thể thay đổi.
Hiện tại, nhóm đã phát triển 3 loại mực khác nhau thay đổi theo dịch từ kẽ giữa các tế bào – chiếm 16% trọng lượng cơ thể người: Mực xanh dương sẽ chuyển thành màu nâu khi lượng đường huyết tăng cao; Các cảm biến pH có khả năng phát quang dưới tia cực tím hoặc thay đổi theo mức độ kiềm bằng cách chuyển từ màu tím sang hồng; Loại mực thứ ba có thể phát hiện natri, phát màu xanh lá cây dưới ánh sáng tia cực tím khi nồng độ muối tăng cao. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thành công mực xăm cảm biến sinh học trên da lợn. Tuy nhiên, để ứng dụng vào thực tế, các nhà khoa học cần thực hiện nhiều thử nghiệm hơn nữa. Thành viên nhóm nghiên cứu – Xin Liu cho biết: “Phải mất một thời gian dài để thực hiện được những điều thực tế, nhưng công nghệ này gợi lên trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới trong việc theo dõi sức khoẻ”.
Tuấn Minh
((Theo biosciencetechnology))