Canh riêu có mùi vị rất đặc biệt, dễ ăn nhờ sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của nước dùng cua, mùi thơm dễ chịu của rau rút, vị chua thanh dịu nhẹ của trái chay đầu mùa. Cách nấu riêu cua không khó, chị em hãy thử nhé!
Mùa hè nóng bức vì thế các món canh chua luôn được ưu tiên trong mâm cơm của các gia đình đặc biệt là canh riêu cua. Đây không chỉ là món ăn ngon, dân dã, mà còn rất bổ dưỡng nữa.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
– 300gr cua đồng
– Cà chua: 4 quả; Chay: 1-2 quả
– Khế chua : 1 quả (nếu thích)
– Đậu phụ : 2 bìa
– Rau rút : 1 mớ
– Hành khô: 2-3 củ; Hành hoa, rau răm.
– Gia vị, hạt nêm, bột canh, mì chính.
– Rau sống ăn kèm
– Cho đậu phụ vào nồi nước dùng cua rồi đun thêm 1-2 phút, nêm nếm gia vị vừa miệng. Cuối cùng cho thêm ít rau rút, hành, rau răm thái nhỏ rồi cho canh riêu cua ra bát.
YÊU CẦU THÀNH PHẨM:
– Canh riêu cua là món ăn thanh mát và đưa cơm trong những ngày hè oi bức. Ngoài ăn với cơm bạn có thể nấu kèm với bún, bánh đa dùng cho bữa sáng hay những ngày chán cơm.
– Yêu cầu thành phẩm của món canh riêu cua là phần nước dùng trong thơm ngọt chua vừa miệng; đậu phụ chiên mềm, thơm. Đặc biệt phần gạch cua phải đóng thành tảng, thịt cua ăn thơm thơm.
– Canh riêu cua ăn kèm với rau sống và hoa chuối chấm mắm cay cay rất hợp. Bạn có thể biến tấu thêm bằng cách thêm phần chả viên hoặc chả lá lốt để ăn kèm đều được. Cách nấu riêu cua không khó, chị em hãy thử nhé!
Tự chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà, thưởng thức những món ăn do chính tay mình nấu vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kinh tế thì thật là tuyệt.
PHẦN 3: ĂN CUA ĐỒNG BỔ DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
Dinh dưỡng trong cua đồng
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP… Như vậy, cua đồng thực sự là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày.
Một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh có cua đồng:
– Trị còi xương trẻ em: cua đồng 100 g rửa sạch, bỏ yếm, mai, chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô và vàng. Xay giã nhỏ mịn, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 1-2 thìa nhỏ bột (5-10 g) pha với bột gạo, đun chín.
– Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: cua đồng 200g, rau đay 100g, mồng tơi 100g, mướp hương 1-2 quả. Cua đồng bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; rau đay, mồng tơi rửa sạch cắt đoạn; mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.
NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN CUA ĐỒNG?
– Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.
– Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế.
– Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
– Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.
– Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
– Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
– Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.
– Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn cua đồng.
Chúc bạn và gia đình thành công với cách nấu riêu cua hấp dẫn theo công thức này!