Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của các chị em không chỉ thơm ngon mà còn đẹp mắt, khiến ngày “giết sâu bọ” thêm ý nghĩa.
Đã từ lâu, kể từ khi du nhập từ Trung Quốc về nước ta, Tết Đoan Ngọ đã trở thành một ngày lễ không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Điều đặc biết, Tết này đã được việt hóa thành tết giết sâu bọ và thờ cúng tổ tiên, có ý nghĩa lớn đối với người dân.
Theo tục lệ, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, cũng như trong vườn nhà… Vào ngày này, người ta còn tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Do đó, những loại hoa quả, có chung là các vị như chua, nóng; các món ăn có vị cay… là những đồ cúng không thể thiếu để giết sâu bọ trong dịp này. Ngoài ra, còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực…
Cũng trong dịp này, nhiều chị em đã chuẩn bị đồ cúng và các mâm cỗ mặm rất đa dạng, phong phú rồi chia sẻ lên mạng xã hội. Cùng ngắm qua một vài hình ảnh tiêu biểu của các chị em nội trợ dưới đây:
Mâm cỗ cúng cầu kỳ của gia đình chị Nguyễn Ánh Hòa (Nam Định). Chị Hòa cho biết, ngoài các món ăn truyền thống như hoa quả, cơm rượu… thì chị có làm thêm món khác khi gia đình có điều kiện như trứng luộc, chè đậu đen, chè trôi nước, xôi hạt sen, bánh xu xê các vị gấc-dừa…
Chị Ánh Hoa chuẩn bị hoa quả đủ loại đủ loại rất tươm tất, từ mận, măng còa đến cam, xoài… đều là các loại quả có vị chua phù hợp với ngày giết sâu bọ
Cơm rượu là món ăn không thể thiếu
Mận và bánh xu xê đủ vị như vị gấc, dừa, trà xanh… của chị Ánh Hòa
Các món ăn giết sâu bọ của gia đình chị Phạm Thu Hiền (Hải Phòng). Năm nào chị Hiền cũng cúng rất đầy đủ. Các loại quả chị chọn đều là quả mùa hè như măng cụt, dâu da đất (bòn bon), mận, vải và thêm cả bánh tro (bánh gio)
Ngoài ra, gia đình chị còn giết sâu bọ bằng món bún vịt rất ngon và hấp dẫn
Chị chia sẻ thêm mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ năm trước của gia đình mình cũng rất đề huề, nhiều loại trái cây
Mâm cỗ cúng vừa ngon lại đẹp mắt của chị Minh Thuận (Giảng viên ở Hà Nội)
Mâm cỗ cúng nhà chị Bích Lệ (Hà Đông, Hà Nội)
Mâm cỗ cúng của gia đình chị Phương Liên
Mâm cỗ cũng Tết Đoan Ngọ đơn giản mà ý nghĩa của gia đình chị Tô Hưng Giang (Hà Nội)
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu
Bánh tro và bánh chuối ngào đường luôn được gia đình chị yêu thích trong dịp này
Vải được chị biến tấu thành chè vải cho lạ miệng
Mâm cỗ cúng của gia đình chị Hương (Thanh Xuân – Hà Nội)