Mỡ bôi trơn là sản phẩm của quá trình pha chế từ dầu gốc kết hợp với một số chất phụ gia làm đặc, tùy vào các loại phụ gia và tỉ lệ pha của chúng sẽ tạo nên mỡ bôi trơn công nghiệp có các đặc tính khác nhau như: khả năng chống mài mòn, khả năng kháng lại các tác nhân gây oxi hóa, nhiệt độ,….
Mỡ bôi trơn công nghiệp hiện nay không còn xa lạ gì đối với người vận hành, sử dụng các loại máy móc công nghiệp bởi tính năng tuyệt vời của nó mang lại.
Mỡ bôi trơn có tác dụng chính là bôi trơn, do thường ở dạng rắn nên chúng được ứng dụng nhiều để bôi trơn cho các cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường hoặc ở những vị trí hở yêu cầu sự thất thoát của chất bôi trơn thấp, nơi mà không thể dùng dầu được.
Ngoài chức năng là bôi trơn, mỡ bôi trơn còn có tác dụng bịt kín để tránh sự xâm nhập của nước và các vật liệu không nén được.
Dưới đây là một số thành phần tạo nên mỡ bôi trơn và đặc điểm của chúng:
* Phụ gia – là yếu tố quan trọng quyết định tính năng mà mỡ mang lại đối với máy móc, chúng được thêm vào để kết hợp làm cải tiến các đặc tính của mỡ bôi trơn nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao nhất có thể. Sau đây là một số loại chất phụ gia thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất:
– Phụ gia chống lại tác nhân gây oxi hóa từ môi trường
– Phụ gia chống chịu nhiệt động
– Phụ gia chống sự ăn mòn
– Phụ gia tách nước, khử nhũ
* Chất làm đặc:
Tác dụng: là chất quyết định độ đặc khác nhau của mỡ, trên thực tế người ta chia chất làm đặc làm 2 loại chính:
– Chất làm đặc gốc xà phòng: Đối với loại chất làm đặc này có một yêu cầu kiên quyết là không bị chảy ở nhiệt độ cao và phải trải qua trạng thái dẻo trước khi sang trạng thái lỏng và nhỏ giọt.
– Chất làm đặc gốc sáp: Các chất làm đặc gốc sáp là sản phẩm của hidrocacbon có phân tử lớn ở thể rắn; các loại chất làm đặc gốc sáp này cũng được chia thành hai loại:
+ Các hợp chất paraphin: có nhiệt độ nóng chảy thấp
+ Các hợp chất ozokerit : có nhiệt độ nóng chảy cao
Thông thường mỡ gốc sáp có tính ổn định tốt hơn mỡ gốc xà phòng, do đó người ta thường dùng nó làm mỡ bảo quản.
* Dầu khoáng: Cũng tương tự như dầu nhớt trong mỡ bôi trơn, dầu khoáng là thành phần chủ yếu trong mỡ (chiếm khoảng 70 – 80% thành phần mỡ). Trong mỡ bôi trơn, dầu khoáng đóng vai trò quyết định đến đặc tính kỹ thuật của mỡ, lượng dầu nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các loại chất làm đặc. Dầu nhờn khoáng dùng để chế tạo mỡ bôi trơn thường được chưng cất từ dầu mỏ và lấy ở phân đoạn sôi cuối. Do có thành phần dầu nhờn nên các loại mỡ cũng sẽ có một số tính chất và đặc tính kĩ thuật tương tự dầu nhờn.