Không phải ngẫu nhiên mà bất động sản nghỉ dưỡng lại nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nhà đất. Theo chuyên gia bất động sản Địa Ốc Long Phát phân tích, sở dĩ hình thức kinh doanh này đang thu hút sự chú ý là do tập hợp được 2 yếu tố: tích lũy tài sản và sinh lời hàng năm.
Tại sao nên đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng?
Trong thời gian khoảng 5 năm trở lại đây, bất động sản nghỉ dưỡng đặc biệt là nghỉ dưỡng ven biển đang dần chiếm ưu thế và nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Thay vì đổ vốn vào những dự án căn hộ chung cư, nhà phố, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng ở những khu du lịch điển hình như Phú Quốc, Phan Thiết, Đà Nẵng,…
Vậy tại sao có sự chuyển hướng này?
Thứ nhất: Đối tượng mà các dự án bất động sản nghỉ dưỡng nhắm đến đa phần là những người có thu nhập cao, vốn nhàn rỗi và không nóng vội. Sản phẩm nghỉ dưỡng thường khá đắt đỏ và chỉ phát huy tính thanh khản ở mốc thời gian trung bình khoảng 5 năm, khi mà dự án đã bắt đầu được nhận diện thương hiệu, vận hành ổn định. Do đó, muốn thu lợi ngay lập tức đòi hỏi vị trí và dịch vụ dự án phải thực sự hấp dẫn mới đủ sức thu hút khách hàng mục tiêu. Tuy có thời gian “ủ vốn” khá dài nhưng bù lại, lợi nhuận từ việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khi đã vào guồng thì luôn có tính ổn định trong thời gian dài.
Thứ hai: Nếu so sánh với việc tích trữ tiền từ ngân hàng thì đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng sẽ thu lợi nhiều hơn, hạn chế được tình trạng lạm phát, tiền bị mất giá nếu có ảnh hưởng của kinh tế thị trường.
Thứ ba: Việt Nam hiện đang là điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Vì thế, nếu đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong thời điểm này, sẽ là một trong những khoản đầu tư nhạy bén và đón đầu xu thế. Lượng khách trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, nhu cầu lưu trú sẽ càng nhiều điều đó góp phần giúp sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đắt giá hơn bao giờ hết…
Rủi ro nào cần cân nhắc khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Bất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó, và dù đang là mảng kinh doanh hấp dẫn, hứa hẹn sinh lợi lâu dài thì đầu tư kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng cũng tiềm ẩn những rủi ro mà nhà đầu tư cần cân nhắc:
– Nguy cơ lệch pha vì phát triển quá nhanh
Theo thống kê từ HoREA, từ năm 2014 đến nay, trên phạm vi cả nước đã và đang xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển condotel, tập trung tại các khu vực ven biển: Vân Đồn, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc, Lâm Đồng, Đồng Nai…
Theo số liệu thống kê đến thời điểm tháng 9/2017, chỉ riêng các khu du lịch, nghỉ dưỡng với quy mô lớn thì đã có 77 dự án, có tổng diện tích 18.019 ha. Ngoài ra, còn hàng trăm dự án du lịch nghỉ dưỡng với quy mô vừa, nhỏ, có tổng diện tích ước tính khoảng 50 ha/khu. Cũng theo HoREA, hiện bắt đầu xuất hiện sự thiếu cân bằng giữa căn hộ condotel và phòng khách sạn. Cụ thể, căn hộ condotel chiếm 56%, trong khi phòng khách sạn chiếm 44%. Đây là tỷ lệ bất bình thường so với các nước cùng khu vực khi mà theo lẽ thông thường, phòng khách sạn bao giờ cũng cao hơn condotel.
Các dự án du lịch nghỉ dưỡng và bất động sản nhà ở cao cấp đang thu hút nguồn vốn tín dụng, vốn đầu tư rất lớn của xã hội, nhà đầu tư thứ cấp và hiện đang dẫn đến tình trạng lệch pha dòng tiền đầu tư. Đây vấn đề rất đáng quan ngại mà HoREA cần cảnh báo.
– Lợi nhuận không như mong đợi do cung vượt cầu
Theo ghi nhận của chuyên gia bất động sản Long Phát, trong những năm tới, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu sẽ còn tiếp tục phát triển nóng và tăng đột biến, điều nay dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và chính vì thế hiệu quả kinh doanh, khai thác, có thể không đạt như kỳ vọng, điều này dẫn đến tình trạng một số nhà đầu tư có thể sẽ không thực hiện đúng cam kết lợi nhuận với khách hàng.
Cushman & Wakefield Việt Nam từng nhận định rằng, với một vài dự án tỉ lệ EBITDA (tức thu nhập trước thuế, khấu hao, trả lãi) từ 35% và điểm hòa vốn đủ thanh toán lợi nhuận đã cam kết cho nhà đầu tư dự án cần phải đạt công suất 60%. Trong khi đó, công suất cho thuê khách sạn ở Việt Nam trung bình rơi vào khoảng 65%. Tỷ lệ chênh lệch này không quá nhiều và đây chính là một rủi ro lớn đối với các chủ đầu tư.