Một ngành nghề được coi là thứ yếu nhưng lại đóng vai trò vận chuyển và lưu thông hàng hóa rất lớn trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam – Bán hàng rong. Bán hàng rong thường dành cho những người lao động ở tầng thấp của xã hội, có thu nhập thấp và hoạt động manh mún. Nếu không có cơ chế quản lý tốt thì bán hàng rong rất dễ biến tướng và gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, môi trường sống cộng đồng. Vậy bán hàng rong thì liệu có phải thành lập công ty không?
https://www.youtube.com/watch?v=WQ_etYdIkRo&t=2s
1..Bán hàng rong là gì
Nghề bán hàng rong là nghề đã tồn tại ở Việt Nam rất lâu, bán hàng rong là hoạt động buôn bán nhỏ lẻ tại cộng động dân cư nhỏ hẹp. Người bán hàng rong sinh sống và làm việc phần lớn tại những thành phố lớn – địa phương nhỏ vẫn có nhưng rất ít.
2. Quy định về bán hàng rong
Quy định về bán hàng rong được pháp luật quy định rất cụ thể và có hẳn một văn bản hướng dẫn đó là Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ, quy định cụ thể rằng:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy có thể thấy rằng nếu kinh doanh theo hình thức nhỏ lẻ, tự cung tự cấp và chỉ nuôi sống bản thân – có đồng ra đồng vào với những ngành nghề kinh doanh nói trên như: Bán quà vặt, bán dạo, đồ ăn nhanh, nước uống, đánh giày … sẽ không phải đăng ký thành lập công ty. Những trường hợp khác đối với những ngành nghề kinh doanh đặc thù được quy định tại Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt;
- Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
- Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Từ những phân tích trên cho thấy: Người bán hàng rong không cần phải đăng ký kinh doanh hay nói cách khác thậm chí là thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật. Dẫu vậy, để hoạt động kinh doanh/buôn bán của loại hình bán hàng rong được hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, các cơ quan hữu quan cần có cơ chế quản lý, kiểm soát phù hợp. Nhìn chung nếu có thể thành lập một chuỗi đăng ký kinh doanh, đầu mối tất cả cá nhân bán hàng rong thì thật là tuyệt vời.
Tham khảo thêm dịch vụ tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh: https://lsx.vn/dich-vu-tam-ngung-kinh-doanh