Tương ứng đối với việc hôn nhân gia đình và vụ án hôn nhân gia đình là Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn và Đơn khởi kiện về việc xin ly hôn theo mẫu mới nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Để giải quyết thủ tục ly hôn nhanh gọn người viết đơn ly hôn cần trình bày một cách ngắn gọn, xúc tích thể hiện được những mâu thuẫn, tranh chấp đồng thời đưa ra các yêu cầu cần thiết để Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Cụ thể như sau:
>> Tham khảo: Mẫu đơn ly hôn
Bước 1: Anh/chị cần xác định mối quan hệ pháp luật để xác định rõ đơn cần viết. Nếu anh/chị thống nhất cùng thuận tình ly hôn thì anh chị sẽ sử dụng “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn”. Hoặc anh/chị đơn phương ly hôn sẽ sử dụng “Đơn khởi kiện về việc xin ly hôn”.
Anh chị cần xác định rõ thẩm quyền giải quyết vụ án. Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, Đơn khởi kiện được xác định tại nơi bị đơn sinh sống hoặc làm việc. Trong trường hợp, có tranh chấp xảy ra mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có Bất động sản đó có thẩm quyền giải quyết vụ án. (Điều 39 BLDS 2015)
Bước 2: Sau khi xác định được mối quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết, Anh/chị điền đầy đủ các các thông tin: Tên và địa chỉ của Tòa án; Tên, sinh năm, địa chỉ, hktt, số điện thoại của vợ và chồng.
Trong phần nội dung của đơn xin ly hôn, anh/chị đề cập cụ thể thời điểm “Tự nguyện đăng kí kết hôn” ở đâu? Thời gian nào?
– Về tình cảm: Anh/ chị nêu rõ khoảng thời gian hạnh phúc được bao lâu?
Thời điểm bắt đầu xảy ra mâu thuẫn? Nguyên nhân mâu thuẫn? Có ly thân hay không? Ly thân vào thời gian nào? Anh/chị xác định cuộc sống vợ chồng còn hạnh phúc hay không? Đề nghị Tòa án Công nhận thuận tình ly hôn hoặc giải quyết việc xin ly hôn giữa anh/chị với chị/anh?
– Về con chung: Anh/ chị có mấy con chung bao gồm những ai (Nêu rõ tên, ngày tháng năm sinh). Anh/chị mong muốn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu nào?
– Về cấp dưỡng nuôi con chung: Anh/chị có yêu cầu được cấp dưỡng nuôi con chung hay không? Nếu có thì cấp dưỡng là bao nhiêu? Thời điểm cấp dưỡng đến khi cháu tròn 18 tuổi.
– Về tài sản chung: Anh/ chị có tài sản chung hay không? Có yêu cầu tòa án giải quyết hay không? Nếu có thì tài sản bao gồm những gì? Những yêu cầu cụ thể đối với tài sản?
(Nếu không có tài sản chung hoặc có không yêu cầu giải quyết thì ghi “không có hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết”)
– Về công sức chung, nợ chung: Anh/chị có công sức chung, nợ chung ? có yêu cầu Tòa án giải quyết? Yêu cầu đối với công sức, nợ chung?
(Nếu không có công sức, công nợ chung hoặc không có yêu cầu tòa án giải quyết thì “không có, không yêu cầu Tóa án giải quyết”)
Bước 3: Kí và nộp đơn ly hôn tại TAND có thẩm quyền giải quyết
Đối với đơn yêu cầu công nhận sự thuận tình ly hôn, phải có chữ kí cả của vợ và chồng. Đối với đơn khởi kiện về việc xin ly hôn chỉ cần chữ kí của người khởi kiện.