Trong đời sống, chúng ta có nghe rất nhiều người nói về các thuật ngữ như “sổ đỏ” hay “sổ hồng” và cũng biết rằng sổ đỏ là từ để chỉ giấy tờ nhà đất – Giấy chứng đăng ký quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất. Vậy, theo quy định pháp luật, sổ đỏ là gì? Sổ đỏ và sổ hồng có khác nhau hay không? |
Căn cứ:
- Nghị định số 88/2009/NĐ – CP
Nội dung tư vấn:
Sổ đỏ hay sổ hồng đều là cách gọi của người dân về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – giấy tờ có giá trị về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất. Sở dĩ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều cách gọi và gọi là sổ đỏ, sổ hồng bởi một phần do tên gọi pháp lý quá dài và khó nhớ và do đặc trưng của giấy chứng nhận có màu đỏ hoặc màu hồng nên người dân gọi đơn giản là “sổ đỏ” hoặc “sổ hồng”
Trước ngày 10/12/2009, sổ đỏ là tên gọi phổ biến nhất của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời kỳ đồng thời là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc chỉ đơn thuần là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, từ sau ngày 10/12/2009, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ – CP thì tên gọi chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất”
Như vậy, sổ đỏ, sổ hồng là cách gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Về bản chất thì sổ đỏ là cách gọi tắt dựa trên màu sắc của cuốn sổ cấp sau khi người dân hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai. Sổ hồng chính là sổ đỏ sau khi được thay đổi màu sắc sang màu hồng.
Giấy tờ về sổ đỏ hay sổ hồng đều là căn cứ để xác nhận tình trạng sử dụng đất và quyền sử dụng của mỗi cá nhân trong thủ tục cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá. Hãy liên hệ khi có nhu cầu tư vấn về giấy tờ đất nói trên.