Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    Thứ Sáu, Tháng 5 9
    Facebook X (Twitter) LinkedIn Pinterest RSS
    TINTUCONLINE360
    • Du lịch
    • Sức khỏe
    • Nấu ăn ngon
    • Giáo dục
    • Nhà đất
    • Nội thất
    • Tin khác
    • Đăng Nhập
    • .
      • Bet 12 Space
    TINTUCONLINE360
    Home»Tin khác»Đi ăn trưa bị tai nạn có cần thông báo không?
    Tin khác

    Đi ăn trưa bị tai nạn có cần thông báo không?

    emyeuluatBy emyeuluat27/09/2019Không có bình luận7 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Tai nạn là một loại rủi ro mà không ai có thể biết trước và cũng chẳng ai mong muốn. Nó có thể đến bất cứ lúc nào kể cả khi bạn đang đi ăn trưa. Làm việc 8 tiếng 1 ngày nên việc đi ăn trưa để chiều làm luôn là một việc khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu nghỉ trưa rồi đi ăn nhưng gặp tai nạn liệu có được xem là tai nạn lao động và được hưởng trợ cấp? Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

    https://www.youtube.com/watch?v=z7wJ6MTO9E8&t=5s

    Căn cứ:

    • Bộ luật lao động 2012

    Nội dung tư vấn

    1. Tai nạn khi ăn trưa vẫn được xem là tai nạn lao động. 

    Ăn trưa là mọt hoạt động giúp người lao động hồi phục lại sức khỏe, là một hoạt động diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người chứ không riêng gì đối với người lao động. Muốn biết rằng tai nạn khi ăn trưa có được xem là tai nạn lao động hay không thì phải căn cứ vào quy định pháp luật định nghĩa xem “Tai nạn lao động” là gì?

    Điều 3.  Giải thích từ ngữ

    8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

    Như vậy, nếu tai nạn xảy ra trong thời gian mà quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Và sự việc tai nạn đó gây ra thương tổn cho cơ thể người lao động.

    Bởi vậy mà, ăn trưa chính là một việc giúp tái tạo sức khỏe người lao động sau ngày làm việc vất vả. Bởi vậy, nếu xảy ra tai nạn trong thời gian này vẫn được xem là tai nạn lao động và người lao động sẽ được hưởng trợ cấp chế độ tai nạn lao động.

    Đây là quy định của pháp luật nhưng không phải ai cũng biết. Người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Bên cạnh việc có sự kiện tai nạn lao động, thì người lao động còn phải đáp ứng các điều kiện khác nữa. Cụ thể, căn cứ vào Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ điều kiện:

    Thứ nhất, Khi tai nạn thuộc các trường hợp:

    • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
    • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
    • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    Thứ hai, Người lao động bị tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

    Như vậy, bên cạnh việc bị tai nạn lao động lúc ăn trưa thì người lao động còn phải đáp ứng đủ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

    2. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động.

    Khi người lao động bị tai nạn lao động thì người lao động cần phải thực hiện thông báo website với người sử dụng lao động và sẽ được hưởng hỗ trợ từ người sử dụng lao động và Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể thì: 

    Từ người sử dụng lao động:

    người sử dụng lao động sẽ trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% của các mức dưới đây với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015,. Cụ thể:

    • Mức hỗ trợ bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
    • Mức hỗ trợ sẽ bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.

    Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    Căn cứ vào Điều 48 và Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.Mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ là căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng. Cụ thể:

    Với Trợ cấp một lần:

    • Khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%;
    • Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
    • Được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ 01 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn.

    Với Trợ cấp hàng tháng:

    • Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;
    • Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
    • Hàng tháng còn hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ một năm trở xuống được 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn.

    3. Hồ sơ cần chuẩn bị

    Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì người lao động khi bị tai nạn lao động muốn hưởng chế độ thì phải làm các thủ tục sau:

    • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
    • Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị nếu điều trị nội trú;
    • Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);
    • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (mẫu số 05A-HSB);
    • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định nếu thanh toán phí giám định y khoa.

    Quy định sinh ra để bảo vệ quyền lợi công dân nói chung và người lao động nói riêng. Bởi vậy, bạn cần nắm rõ các quy định này.

    Hy vọng bài viết có ích cho bạn

    Hãy liên hệ chúng tôi ngay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư lao động, soạn thảo hợp đồng lao động: https://lsx.vn/dich-vu-soan-thao-hop-dong-phap-ly-cho-doanh-nghiep

     

     

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    emyeuluat

    Related Posts

    Hướng dẫn chọn đồng hồ Patek Philippe phù hợp với phong cách cá nhân

    09/05/2025

    Dịch vụ cung cấp nước sạch sinh hoạt bằng xe téc

    08/05/2025

    Điện thoại Xor Titanium X2 Cherry chính hãng

    07/05/2025
    Leave A Reply Cancel Reply

    Copyright © 2018.

    Banner
    Giới thiệu

    TINTUCONLINE360

    TinTucOnline360.com là một trong những kênh tin tức online chuyên đưa tin về tất cả những thông tin mới , hot trong ngày

    [feedburner user="asad" heading="Đăng ký nhận bản tin" label="Địa chỉ Email" button_text="GỬI"]

    PHỔ BIẾN

    Khái quát những đặc tính nổi bật của Caso MG20

    12/10/2023

    Tìm hiểu chi tiết về CNT-2SHAR-1 bộ điều khiển nhiệt độ Conotec

    12/10/2023

    FOX-2003 – Lựa chọn sáng suốt kiểm soát nhiệt độ chính xác

    17/10/2023
    Copyright © 2018.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.