Tư cách pháp nhân được hiểu là tư cách pháp lý của một tổ chức được pháp luật công nhận, với tư cách này tổ chức có tài sản độc lập, chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình và tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Nhưng có phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân hay không? Liệu loại hình công ty hợp danh cũng sẽ có tư cách pháp nhân? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tư cách pháp nhân của loại hình công ty này.
CĂN CỨ
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Luật doanh nghiệp 2014
NỘI DUNG:
1. Để có tư cách pháp nhân cần những điều kiện gì?
Pháp nhân được hiểu là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân). Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Ví dụ về pháp nhân: Các cơ quan nhà nước như Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp, … là những tổ chức có tư cách pháp nhân.
https://www.youtube.com/watch?v=3Oz_C_bsbKs
Điều 74 : Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo quy định đó, thì để có đủ tư cách pháp nhân cần phải đáp ứng đủ bốn điều kiện trên.
2. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
Trước hết, Công ty hợp danh được quy định tại Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014
Điều 172. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Như vậy, có thể thấy rằng, công ty hợp danh đều thỏa mãn các điều kiện: được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Và tại Khoản 2 Điều 117 Luật Lao động cũng đã quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
Nếu bạn có những vấn đề thắc mắc về công ty hợp danh, hãy tham khảo https://lsx.vn/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-hop-danh của Luật sư X để giúp đỡ phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!