Theo Công Ty Long Phát ghi nhận, cơn sốt đất từ năm ngoái đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và được dự đoán sẽ có thể gây ra những tác động sau nếu không có sự kiểm soát tốt từ nhà nước.
Trong 4 năm liên từ 2016 đến 2019, giá đất nền TP HCM và vùng ven đã có sự tăng giá liên tục không ngừng và chưa có sự dừng lại trong năm 2020. Chuyên gia tư vấn bất động sản Địa Ốc Long Phát cho rằng, đây chưa hẳn là một dấu hiệu tốt cho thị trường bất động sản bởi giá đất lên quá cao so với giá trị thực một lúc nào đó có thể sẽ thành “bong bóng” và vỡ. Bên cạnh đó, sốt đất còn có thể gây ra một số tác động khác mà những nhà đầu tư không nhiều kinh nghiệm không hình dung được như:
PHÍ THUÊ MẶT BẰNG TĂNG CAO
Giá đất cao khiến phí thuê mặt bằng tăng cao.
Giá đất tăng cao sẽ dẫn đến phí thuê mặt bằng cũng tăng. Về lâu dài sẽ dẫn đến chi phí kinh doanh, hàng hóa cũng tăng thêm và những người làm kinh doanh, sản xuất hay mua bản sẽ phải điều chỉnh chi phí và gánh thêm những khoản phát sinh ngoài dự kiến ban đầu.
CHI PHÍ SẢN XUẤT BỊ ĐẨY LÊN CAO
Giá đất tăng, dẫn đến giá thuê, chi phí nhà xưởng tăng và dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Đó là chưa kể một số trường hợp nhà xưởng bị lấy lại để dùng cho những việc mang lại nguồn lợi lớn hơn. Việc này gây ảnh hưởng và bất ổn đối ngành sản xuất – ngành đòi hỏi sự ổn định và bền vững.
XUẤT HIỆN TRANH CHẤP, LỪA ĐẢO
Dễ dẫn đến những tranh chấp trong giao dịch mua bán.
Đât đai tăng giá mạnh dễ dẫn đến nhu cầu mua bán, sang nhượng cũng tăng theo. Từ đó rất dễ phát sinh ra những chiêu trò lừa đảo, tranh chấp trong giao dịch. Thậm chí hoạt động thẩm định giá, khiếu nại về giá đất có thể diễn ra thường xuyên.
NỢ XẤU GIA TĂNG
Khi sốt đất diễn ra, người người nhà nhà nhảy vào đầu tư mà không tìm hiểu kỹ. Họ sẽ đi vay ngân hàng và đầu tư mà chưa chắc đã đảm bảo được khả năng chi trả. Điều này dẫn đến hệ lụy là nợ xấu ngân hàng có thể gia tăng, gây thiệt thòi rất lớn cho ngành kinh tế.
MẤT CÂN BẰNG TRONG PHÂN BỔ DÒNG VỐN
Trong một đất nước mà dòng vốn đổ vào bất động sản đầu tư cao hơn nhiều so với nhiều ngành nghề khác sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Kinh tế phát triển bền vững phải bắt nguồn từ sản xuất, tạo ra hàng hóa có giá trị chứ không phải cứ đổ tiền và mua đất và ngồi không chờ tăng giá.
NGUY CƠ BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN
Bong bóng bất động sản có thể bị hình thành và vỡ bất kỳ lúc nào.
Theo giới chuyên gia bất động sản, đây cũng là sự tác động xấu nhất mà cơn sốt đất có thể gây ra nếu không có sự kiểm soát, quản lý tốt từ những cơ quan đủ thẩm quyền. Bóng bóng đất một khi đã được hình thành thì sẽ có nguy cơ bị “nổ” bất kỳ lúc nào, gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế và mất nhiều thời gian để phục hồi.
GIÁ NHÀ TĂNG CAO
Giá đất có sự tác động trực tiếp với giá nhà vì đây là chi phí đầu vào quan trọng để tạo nên nhà ở. Như vậy, sốt đất kéo dài thì giá nhà cũng tăng mạnh, càng khiến cho khả năng mua nhà của người dân có thu nhập trung bình thấp trở nên xa vời.