Bên cạnh lậu chlamydia thì Bệnh giang mai được xem là loại bệnh gần như nguy hiểm nhất trong số những bệnh thuộc bệnh xã hội. Bởi giang mai có sức tàn phá cơ thể và sức khỏe vô cùng lớn thậm chí có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Ngoài quan hệ tình dục, nhiều người còn lo sợ nguy cơ nhiễm bệnh giang mai qua đường nước bọt với người bệnh. Cụ thể về sự lây nhiễm nãy là như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết!
Bệnh giang mai có lây qua đường nước bọt không?
Bệnh giang mai là một loại bệnh xã hội do vậy con đường lây nhiễm có thể được kể tới đầu tiên đó là quan hệ tình dục không an toàn bên cạnh đó còn có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con(phụ nữ mang thai bị giang mai). Ngoài ra, bệnh giang mai có thể lây qua đường miệng khi:
– Hôn môi sâu với người bệnh: Bệnh có thể được lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường tiếp xúc như hôn môi. Xoắn khuẩn giang mai có trong nước bọt, máu từ nướu, niêm mạc miệng có thể lây lan qua đường miệng.
– Quan hệ tình dục bằng miệng cũng là một trong những hình thức quan hệ tạo điều kiện thuận lợi cho lây nhiễm bệnh giang mai. Sự lây nhiễm có thể lây từ bộ phận sinh dục vào miệng hoặc ngược lại. Bộ phận sinh dục có chứa xoắn khuẩn giang mai có thể thâm nhập và gây bệnh giang mai ở miệng, vòm họng.
– Ngoài ra, giang mai có thể dễ lây lan khi dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, nha khoa, … Điều này dễ khiến giang mai có biểu hiện ở miệng.
Biểu hiện giang mai lây qua đường nước bọt:
– Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 10-90 ngày thì vùng miệng bắt đầu xuất hiện vết trượt nhỏ không đau, không ngứa đó chính là săng giang mai. Biểu hiện khá giống với nhiệt miệng do vậy bạn cần thăm khám nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần.
– Giang mai ở miệng bắt đầu phát tán ra toàn bộ cơ thể người bệnh. Nếu ở giai đoạn đầu bệnh không được thăm khám và điều trị đúng phương pháp thì bệnh sẽ tiếp tục thâm nhập và gây nên nhiều ảnh hưởng khôn lường đến hệ thần kinh, tim mạch thậm chí là đe dọa đến mạng sống của người bệnh.
Nếu người bệnh thực hiện mớm cơm cho con thì trẻ rất có thể tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh. Nếu khoang miệng của trẻ bị trầy xước thì khả năng rất cao xoắn khuẩn giang mai sẽ thâm nhập và gây bệnh ngay tại vùng này.
Nếu bạn hoặc người thân có những biểu hiện bất thường trên cơ thể thì cần tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa sức khỏe của người xung quanh.
Nguồn http://namkhoa.net.vn/benh-giang-mai-co-lay-qua-duong-nuoc-bot-khong/